Chứng khoán

Danh mục đầu tư chứng khoán có bao nhiêu mã là hợp lý

Để có mức sinh lời trên thị trường chứng khoán, thì nhà đầu tư nên học cách xây dựng và quản lý danh mục đầu tư hiệu quả. Từ đó sẽ góp phần không nhỏ trong việc đầu tư cổ phiếu thành công. Vậy bao nhiêu mã cổ phiếu trong danh mục đầu tư là hợp lý? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Danh mục nên nắm giữ bao nhiêu mã cổ phiếu?

Có thể bạn đã được nghe là không nên để tất cả trứng vào một giỏ. Nếu hiểu các khoản tiền có thể dành đầu tư của bạn là những quả trứng khác nhau, thì bỏ tất cả trứng vào một giỏ nghĩa là bạn dồn hết tiền đi mua một cổ phiếu. Cách đầu tư này rất rủi ro nếu chẳng may các cổ phiếu này bị rớt giá thì tài khoản của bạn sẽ bị lỗ rất nhiều.

Có thể hiểu qua ví dụ sau: giả sử bạn chỉ giữ một cổ phiếu hàng không, do dịch Covid-19 khiến tất cả các hoạt động hàng không bị ảnh hưởng nặng nề. Doanh thu bằng 0 hoặc cả âm, trong khi chi phí hàng ngày rất lớn, khả năng đứng trước nguy cơ phá sản. Khi đó danh mục với một mã cổ phiếu duy nhất của bạn sẽ bị ảnh hưởng thế nào? 

Ngược lại bạn cũng không thể có quá nhiều mã cổ phiếu trong danh mục đầu tư của mình. Các chuyên gia kinh tế và tâm lý học đã tìm thấy nhiều bằng chứng, cho thấy rằng não của đa số người chỉ có thể xử lý được một số lượng thông tin rất giới hạn, trong một thời gian nhất định. Khi đó nhà đầu tư không thể tìm hiểu kỹ từng cổ phiếu, hiểu rõ doanh nghiệp và cách đi của từng cổ phiếu. Vì sự thiếu hiểu biết sâu sắc về những khoản đầu tư của mình, nhà đầu tư sẽ đưa ra những quyết định mua bán sai lầm.

Theo kinh nghiệm của những nhà đầu tư thành công, số lượng cổ phiếu nên giải ngân tương ứng với độ lớn của tiền như sau:

  • Đối với tài khoản từ 200 triệu đồng trở xuống chỉ nên giải ngân tối đa vào 02 loại cổ phiếu.
  • Đối với tài khoản từ 200 – 400 triệu đồng chỉ nên giải ngân tối đa vào 04 loại cổ phiếu.
  • Đối với tài khoản từ 400 – 800 triệu đồng chỉ nên giải ngân tối đa vào 06 loại cổ phiếu.
  • Đối với tài khoản từ 800 – 02 tỷ đồng chỉ nên giải ngân tối đa vào 08 loại cổ phiếu.
  • Đối với tài khoản từ 02 tỷ đồng nên giải ngân tối đa vào 10 loại cổ phiếu.

Quản trị danh mục đầu tư

Thời gian đầu, nhà đầu tư có thể mua thăm dò với 1 – 2 mã cổ phiếu nếu thị trường xấu hoặc mua nhiều hơn 5 cổ phiếu nếu thị trường thuận lợi. Tuy nhiên nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ thường cơ cấu lại danh mục về số lượng vừa phải, khoảng 3 -5 mã kể cả khi vốn lớn, vì không thể nắm bắt, cập nhật đầy đủ thông tin về tình hình doanh nghiệp và thị trường.

Đầu tư các mã cổ phiếu khác nhau trong các ngành khác nhau là một phương pháp phân tán rủi ro hiệu quả, giúp giảm thiểu thua lỗ thấp nhất khi thị trường biến động xấu. Sau khi sở hữu cổ phiếu, thì nhà đầu tư cần thường xuyên theo dõi các mã cổ phiếu, tính toán tỷ trọng để ra quyết định mua thêm mã cổ phiếu tiềm năng và bán ra những mã cổ phiếu chưa hiệu quả. Điều quan trọng nhất là dự đoán được xu hướng của từng mã cổ phiếu trong danh mục.

Chiến lược giao dịch theo danh mục

Nhà đầu tư chỉ nên giữ danh mục từ 3 – 5 mã, nếu muốn mua thêm 1 mã mới thì bán 1 mã cũ đi, nhằm duy trì danh mục đầu tư hiệu quả với mục tiêu kế hoạch ban đầu.

Về chiều mua thì chỉ gia tăng khi cổ phiếu mới chỉ tăng dưới 5% và vẫn đang đúng hướng theo nhận định trước đó. Không cố gắng mua các cổ phiếu đã tăng quá nhiều và đang có dấu hiệu suy yếu trên đồ thị.

Về chiều bán thì nên từ bỏ nắm giữ những mã cổ phiếu không tạo được lợi nhuận trong 1 khoảng thời gian dài. Việc đầu tiên cần xác định mức lỗ tối đa để bảo toàn vốn, bằng cách bán cổ phiếu hoặc lỗ 5-7% và chưa có dấu hiệu tạo đáy. Cần phải luôn đưa ra các kịch bản xấu nhất có thể xảy ra để ứng phó giảm tỷ trọng mã cổ phiếu xuống và đưa tỷ lệ tiền mặt lên, mặt khác chốt lời khi cổ phiếu đạt được mục tiêu lợi nhuận đều ra. Số lợi nhuận sẽ được hiện thực hóa chỉ khi nhà đầu tư thu tiền về tài khoản.

Lời kết

Trong quá trình đầu tư nhà đầu tư luôn phải thay đổi linh hoạt thích ứng với tình hình thị trường và bám sát chu kỳ thị trường để tận dụng cơ hội. Đồng thời cần có khả năng quản lý danh mục hiệu quả, quản trị rủi ro, biết cách giao dịch hợp lý từng thời điểm theo biến động không ngừng của thị trường.

Duy Ngoc
Không ngừng học hỏi, mong muốn được giao lưu cùng mọi người.

Có thể bạn sẽ thích

Đăng ký
Mô tả
guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận