Bẫy tín dụng
Thẻ tín dụng

Cách sử dụng thẻ tín dụng để không bị sa lầy vào khoản nợ tài chính

Thẻ tín dụng có thể xem như là một công cụ tài chính hữu hiệu giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc chi tiêu, sinh hoạt hàng ngày. Ngoài những ưu và nhược điểm của thẻ tín dụng đã được liệt kê trong bài viết trước, thì vẫn còn đâu đó những chiếc bẫy mập mờ mà nếu người dùng không cẩn thận thì sẽ bị cuốn vào vòng xoáy của chiếc bẫy tài chính. Sharebox sẽ chia sẻ cùng các bạn những kinh nghiệm sử dụng thẻ tín dụng sao cho hợp lý và không bị rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất từ chiếc thẻ này nhé.

Thẻ tín dụng cơ bản là một hình thức vay tiền ngân hàng, ngân hàng sẽ cấp cho bạn một khoản tiền. Bạn có thể thoải mái chi tiêu trước trả tiền sau, chính điều này vô hình chung sẽ tạo cho bạn một thói quen chi tiêu không suy nghĩ, tính toán. Lâu dần dư nợ sẽ tăng, dẫn đến vượt quá khả năng tài chính của bạn. Vì thế nếu sử dụng thẻ tín dụng một cách không hợp lý thì rất có thể bạn sẽ rơi vào tình trạng mà người ta hay gọi là “sập bẫy tài chính”.

Chúng ta sẽ tìm hiểu các loại phí cũng như lãi suất của thẻ tín dụng, sau đó sẽ cùng bàn đến những kinh nghiệm sử dụng thẻ để không bị rơi vào chiếc bẫy vô hình kia nhé.

Thẻ tín dụng đều có phí thường niên, phí này được tính trong vòng 1 năm. Một số ngân hàng còn có phí nhận tin nhắn SMS.

Khi sử dụng thẻ tín dụng bạn sẽ có khoảng 45 ngày miễn lãi, nếu thanh toán dư nợ thẻ trong thời gian này thì bạn sẽ không bị tính lãi. Còn nếu vượt quá 45 ngày chưa thanh toán dư nợ thẻ, thì bạn sẽ bị tính lãi suất chậm trả.

Thẻ tín dụng có tính năng rút tiền mặt, nhưng bạn không nên sử dụng hoặc có thể sử dụng trong một số trường hợp cấp bách. Vì ngân hàng không khuyến khích và cấm việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng, nên ngân hàng quy định mức lãi suất cao chóng mặt từ 3 – 5%/số tiền giao dịch, và cũng chỉ rút được tối đa 50 – 80% số tiền trong thẻ tín dụng.

Với tấm thẻ tín dụng quốc tế, bạn có thể thoải mái mua sắm, du lịch,… mọi nơi trên thế giới. Khi muốn chuyển đổi ngoại tệ trên thẻ tín dụng, phí chuyển đổi dao động từ 2 – 4% tùy vào quy định của từng ngân hàng.

Sau khi nắm được những khoản phí, lãi suất thì điều tiếp theo bạn cần nắm là kinh nghiệm sử dụng thẻ tín dụng để không bị vướng vào bẫy tài chính.

Ngay từ những ngày sao kê đầu tiên, bạn hãy tập thói quen chi trả toàn bộ những khoản mà bạn đã sử dụng trong tháng trước.Việc này không chỉ giúp bạn không phải lo đến vấn đề lãi suất, mà còn giúp bạn ghi lại lịch sử tín dụng tốt cho các khoản vay lớn hơn trong tương lai như mua nhà, mua xe, kinh doanh,…

Bởi tuy được miễn lãi 45 ngày, nhưng nếu bạn không kiểm soát được số tiền đã chi tiêu, thì đến gần ngày thanh toán bạn sẽ không đủ tài chính để thanh toán toàn bộ dư nợ trong tháng trước. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng bạn bị quá hạn, bạn sẽ bị tính lãi suất trả chậm và còn bị ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng.

Trong trường hợp bạn không thanh toán được toàn bộ dư nợ, thì ngân hàng mở cho bạn một lối thoát đó là thanh toán tối thiểu dư nợ. Phương án này chỉ là cứu cánh cho lịch sử tín dụng của bạn thôi, còn lại thì bạn vẫn bị tính lãi suất trên toàn bộ dư nợ mà bạn đã sử dụng trước đó. Vì thế bạn cần nhanh chóng thanh toán hết toàn bộ dư nợ, vì lãi suất sẽ tăng rất nhanh đấy nhé.

Như đã đề cập ở trên, phí và lãi suất rút tiền mặt từ thẻ tín dụng là rất cao. Vì thế bạn nên hạn chế việc này nhé, chỉ khi nào cần thiết lắm bạn mới nên rút tiền và sớm thanh toán lại ngay.

Nếu thường xuyên đọc tin tức thì hẳn bạn sẽ biết đến những thông tin đánh cắp thông tin thẻ tín dụng. Đây thực sự là một vấn đề vô cùng quan trọng. Vì thế bạn hãy giữ thật kỹ chiếc thẻ tín dụng của mình, đảm bảo kiểm tra lại thẻ sau khi thanh toán, không cung cấp thông tin thẻ cho bất cứ ai và không nên truy cập vào những trang web mua hàng không uy tín.

Thẻ tín dụng sẽ là một công cụ tài chính tuyệt vời nếu bạn hiểu rõ và sử dụng đúng cách. Ngược lại sẽ là một con dao hai lưỡi nếu bạn cứ chi tiêu vung tay quá trán và không có kế hoạch cho tài chính cá nhân. Sharebox rất mong qua bài viết chia sẻ này, bạn sẽ không bị vướng vào chiếc bẫy tín dụng này nhé.

Khoa Phan
Nào nào đi thôi. Cùng đi tìm hiểu nào.

    Có thể bạn sẽ thích

    Đăng ký
    Mô tả
    guest

    1 Bình luận
    Mới nhất
    Cũ nhất Nhiều bình chọn nhất
    Inline Feedbacks
    Xem tất cả bình luận
    trackback

    […] Trên đây là những thông tin chia sẻ về chương trình trả góp 0% qua thẻ tín dụng Sacombank và những câu hỏi hay gặp phải trong quá trình đăng ký. Hy vọng bạn đọc sẽ có được những thông tin hữu ích và thiết thực trong quá trình sử dụng thẻ cũng như đăng ký trả góp. Từ đó bạn sẽ tránh được những hệ lụy từ khoản nợ tài chính. […]