Thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng là gì? Ưu nhược điểm của thanh toán tối thiểu
Khi sử dụng thẻ tín dụng và đến hạn thanh toán sau khi ngân hàng gửi sao kê, thì bạn sẽ thấy trong bảng sao kê có phần thanh toán toàn bộ và thanh toán tối thiểu. Vậy thanh toán toàn bộ là bạn sẽ thanh toán hết dư nợ trong tháng trước. Thế còn thanh toán tối thiểu là gì? Cần thanh toán bao nhiêu trong tổng dư nợ? Mời các bạn cùng Sharebox tìm hiểu về hình thức thanh toán tối thiểu của thẻ tín dụng.
Nội dung
Thanh toán tối thiểu là như thế nào
Thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng là số tiền ít nhất bạn phải thanh toán trên tổng dư nợ đã chi tiêu của kỳ trước.
Tùy theo quy định của từng ngân hàng mà số tiền thanh toán tối thiểu từ 2 – 5% tổng dư nợ trong kỳ.
Ưu nhược điểm của hình thức thanh toán tối thiểu
Hình thức này tồn tại 2 mặt song song, sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề không bị lên nhóm nợ trong thời gian ngắn nhưng về lâu dài thì bạn sẽ bị tính lãi suất trả chậm đấy. Dưới đây sẽ liệt kê lợi và hại của hình thức thanh toán tối thiểu:
Ưu điểm
- Không bị tính phí phạt trả chậm: Nếu bạn không thanh toán dư nợ bạn đã sử dụng, thì bạn sẽ bị tính phí phạt trả chậm theo ngân hàng quy định, có thể dao dộng khoảng 5% tổng chi tiêu trong tháng. Tuy nhiên nếu bạn thanh toán số tiền tối thiểu của dư nợ, thì theo quy định bạn sẽ không bị tính phí phạt này.
- Không bị tính vào nhóm nợ xấu: Nếu không thanh toán tổng dư nợ hoặc thanh toán tối thiểu thì bạn sẽ bị đưa vào nhóm nợ xấu. Trường hợp bạn chưa thể thanh toán hết tổng dư nợ, thì bạn có thể thanh toán tối thiểu để không bị đưa vào danh sách nợ xấu.
Nhược điểm
- Vẫn bị áp lãi suất trả chậm: Tuy không bị tính phí phạt, nhưng bạn vẫn sẽ bị áp mức lãi suất sau thời gian miễn lãi 45 – 55 ngày. Mức lãi suất này khá cao, dao động từ 20 – 30$/năm.
- Không được hưởng miễn lãi suất 45 – 55 ngày đối với khoản chi tiêu tiếp theo: Nếu bạn không thanh toán hết dư nợ, thì các khoản chi tiêu tháng tiếp theo bạn sẽ không được hưởng 45 – 55 ngày miễn lãi nữa, mà vẫn bị tính mức lãi suất như bình thường cho đến khi bạn thanh toán hết dư nợ.
Ví dụ: Hạn mức thẻ của bạn là 20 triệu đồng, bạn sử dụng 10 triệu đồng và trả vào 5 triệu đồng. Thì bạn sẽ bị tính lãi theo số tiền đã sử dụng là 10 triệu đồng. Sau đó bạn sử dụng thêm 5 triệu đồng, thì bạn không được miễn lãi 45 – 55 ngày cho khoản chi tiêu này, mà bạn vẫn bị tính lãi suất như bình thường.
Nên hay không nên thanh toán tối thiểu
Như phân tích ở trên thì trong trường hợp bạn chưa đủ khả năng thanh toán toàn bộ dư nợ, thì thanh toán tối thiểu giúp bạn giải quyết được vấn đề trả nợ trước mắt. Tuy nhiên để không bị áp lãi suất cao thì bạn nên để ý đến hạn thanh toán và dư nợ cần thanh toán khi đến hạn. Bạn cần chuẩn bị tài chính khi đến hạn thanh toán và quan trọng là kiểm soát được chi tiêu qua thẻ tín dụng.
Hình thức thanh toán tối thiểu
Có rất nhiều hình thức thanh toán, bạn có thể lựa chọn hình thức nào mình cảm thấy thuận tiện nhanh chóng nhất, đó là:
- Thanh toán trực tiếp qua ngân hàng.
- Thanh toán trên app.
- Thanh toán qua ví điện tử: Momo, Zalopay, …
- Chuyển khoản từ ngân hàng khác đến số tài khoản thẻ tín dụng.
Những câu hỏi thường gặp với hình thức thanh toán tối thiểu
- Xem khoản thanh toán tối thiểu ở đâu?
Bạn có thể xem khoản thanh toán tối thiểu tại sao kê hoặc app hoặc liên hệ tổng đài ngân hàng.
- Thanh toán nhiều hơn số dư nợ tối thiểu được không?
Tất nhiên là được rồi. Điều này sẽ giúp giảm dư nợ và giảm áp lực thanh toán vào kỳ kế tiếp.
- Thanh toán tối thiểu liên tục có sao không?
Không sao. Thanh toán tối thiểu sẽ giải quyết vấn đề hiện tại, giúp bạn không bị nhảy nhóm nợ, còn về lâu về dài thì dư nợ sẽ kéo dài, dẫn đến việc bạn sẽ phải chịu nhiều lãi hơn.
Kết luận
Qua những chia sẻ trên, chắc chắn bạn sẽ hiểu thanh toán tối thiểu là gì, ưu nhược điểm của hình thức thanh toán này. Từ đó bạn sẽ cân nhắc được trong quá trình thanh toán, không nên quá lạm dụng việc thanh toán tối thiểu để tránh dẫn đến phát sinh lãi khiến khoản nợ tăng lên mỗi ngày, chỉ nên sử dụng trong trường hợp cần thiết và sớm thanh toán hết dư nợ.