Ví điện tử là một xu thế
Ví điện tử là một xu thế
Chứng khoán

Vì sao ví điện tử là một xu thế?

Ví điện tử là một xu thế trong thời đại 4.0 là điều không thể chối cải. Khi sử dụng ví điện tử, bạn có thể làm rất nhiều thứ. Từ thanh toán hóa đơn điện nước, nạp tiền điện thoại, thanh toán thẻ tín dụng, thanh toán trả góp, mua bảo hiểm, mua vé xem phim. Và rất nhiều những cái tiện ích khác. Rõ ràng, những tiện ích nêu trên là cần thiết và nó gắn liền với cuộc sống hằng ngày của mỗi người. Đặc biệt là giới trẻ. Vậy lý do gì để ví điện tử sẽ trở thành một xu thế?

Khuyến mãi

Mua vé xem phim 1.000 đồng. Miễn phí cước giao hàng khi thanh toán bằng ví điện tử. Chiết khấu khi mua card điện thoại. Khuyến mãi chưa bao giờ lỗi thời trong việc kích cầu khách hàng sử dụng dịch vụ. Việc các ví điện tử đua nhau khuyến mãi sẽ có lợi rất lớn cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó cũng mang lại lượng khách hàng không nhỏ cho các ví.

Liên kết dễ dàng với tài khoản ngân hàng

Khi mà hầu hết thu nhập của người dân đều nhận qua tài khoản ngân hàng thì dòng tiền sẽ chảy như thế này. Người ta đi làm -> tiền sẽ về tài khoản ngân hàng -> một phần sẽ chuyển qua tài khoản ví điện tử -> từ ví điện tử sẽ thanh toán các dịch vụ tiện ích -> từ ví sẽ chuyển lại tiền thanh toán cho các đơn vị cung cấp dịch vụ -> tiền sẽ chuyển qua lại sẽ các doanh nghiệp -> người dân tiếp tục đi làm và hưởng lương.

MoMo miễn phí rút tiền về ngân hàng liên kết
MoMo miễn phí rút tiền về ngân hàng liên kết

Rõ ràng trong dòng chảy này không có sự xuất hiện của tiền mặt. Đó là xu thế, là cái mà Chính phủ đang muốn hướng đến không dùng tiền mặt trong chi tiêu. Vậy mấu chốt là việc liên kết tài khoản ngân hàng với ví điện tử thì các ví điện tử đã giải quyết được vấn đề này. Việc liên kết này rất dễ dàng và chuyển tiền qua lại cũng dễ dàng không kém.

Thói quen dần thay đổi

Mấu chốt còn lại đó chính là thói quen. Thế hệ 6x, 7x, 8x đời đầu dường như chẳng quan tâm đến ví điện tử. Nhưng 8x đời cuối trở về sau thì việc sự dụng ví điện tử một cách rất thường xuyên. Đặc biệt là thế hệ 9x. Họ xem ví điện tử như một ngân hàng vậy, họ để tiền vào đó và sử dụng một cách linh hoạt. Với hệ khách hàng này thì tất cả các ví điện tử đều muốn tranh giành vì nó mang lại lợi nhuận rất lớn về sau này.

Nhiều đơn vị chấp nhận thanh toán

Nói không ngoa chứ chỉ có ngoài chợ là chưa chấp nhận thanh toán bằng ví điện tử thôi. Từ hàng quán dọc đường, cho đến siêu thị, trung tâm thương mại. Họ đều bắt đầu gắn mác nơi đây chấp nhận thanh toán bằng ví “X” bên cạnh chấp nhận thanh toán bằng Visa/Mastercard.

Tuy nhiên, vẫn còn một số ít nhãn hàng không ưu tiên thanh toán bằng ví điện tử hơn so với thanh toán bằng tiền mặt vì họ phải chiết khấu % cho các ví. Và rồi về lâu dài họ cũng vui vẻ chấp nhận mà thôi, xu thế mà.

Wechat đã thành công rực rỡ tại Trung Quốc

Khi nhắc đến Wechat, ai cũng nghĩ đến đây là một ứng dụng nhắn tin. Tuy nhiên, Wechat không chỉ dùng để nhắn tin mà còn có thể có làm rất nhiều thứ hơn nữa. Như chơi game, thanh toán hóa đơn, chuyển tiền thậm chí là nộp đơn ly hôn bằng Wechat. Ở Trung Quốc, Wechat là một thứ gì đó ăn sâu trong cuộc sống hàng ngày của họ. Khi mà có đến 1 tỷ người dùng trung bình mỗi tháng.

Ở Wechat gắn liền với câu chuyện lan tỏa ra toàn thế thới là ăn xin không dùng tiền mặt. Anh chàng này để mã QR bên cạnh để những người qua lại chuyển tiền cho anh bằng ví điện tử. Nhiêu đó thôi cũng đủ để hiểu ví điện tử đã bành trướng như thế nào tại Trung Quốc. Xu thế tại Việt Nam cũng sẽ như vậy thôi. Ở Việt Nam, mô hình của Zalo là gần giống với Wechat nhất, mong là Zalo sẽ làm được điều đó.

Ăn xin không tiền mặt tại Trung Quốc
Ăn xin không tiền mặt tại Trung Quốc

Thách thức không nhỏ

  • Miếng bánh ngon nhiều người giành: MoMo, ZaloPay, AirPay, Moca, ViettelPay, VCB Pay, Payoo, Ngân lượng, Bảo Kim… Hơn 20 doanh nghiệp tham gia vào thị trường ví điện tử này tạo nên cuộc cạnh tranh khốc liệt. 
  • Đốt tiền không kém thương mại điện tử: Lỗ lũy kế của MoMo đến năm 2017 là 566 tỷ đồng. Dự đoán còn lỗ hơn nữa khi mà chương trình lắc xì của MoMo dịp Tết nguyên đán vừa qua cũng đã đốt của MoMo 100 tỷ đồng. Đây là cuộc cạnh tranh khốc liệt không khác gì mấy cuộc cạnh tranh của các ông lớn bên thương mại điện tử. Chính vị Ví điện tử là một xu thế nên họ không ngững đốt tiền.
  • Từ đối tác chuyển thành đối thủ: Đó là ám chỉ các ông lớn ngân hàng. Thời gian đầu họ giúp sức cho các ví điện tử liên kết chuyển tiền dễ dàng. Nay lại lập hẳn ra một ứng dụng riêng về ví điện tử luôn điển hình như Sacombank Pay, VCB Pay (Vietcombank)… Hoặc là tích hợp thẳng các tiện ích vô ứng dụng của ngân hàng. Rõ ràng ngân hàng vốn là một lời thế trong việc cạnh tranh khi mà tiền của khách hàng nằm ở tài khoản họ đang quản lý.
  • Nhà mạng viễn thông cũng nhảy vào cuộc chơi: Ngày 15/01/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý cho thí điểm sử dụng tài khoản viễn thông để thanh toán các dịch vụ tiện ích và các hóa đơn nhỏ lẻ. Việc này đặt nền mống cho các nhà mạng như Viettel, Mobifone, Vinaphone tham gia vào cuộc đua này. Tiềm năng của những nhà mạng viễn thông lớn cỡ nào các bạn cứ lấy sự kiện đánh bạc nghìn tỷ ra mà so sánh.

Tóm lại

Bên cạnh việc tích hợp liên tục các tiện ích mới. Thì những nhà cung cấp ví điện tử cũng nên đặt vấn đề bảo mật lên hàng đầu khi mà tội phạm mạng ngày càng tinh vi hơn. Là một công dân thế hệ 9x đời đầu. Bản thân tôi ủng hộ việc sử dụng ví điện tử để thanh toán các tiện ích của cuộc sống vì những lợi ích thiết thực mà nó mang lại. Ví điện tử là một xu thế chắc chắn không thể chối cãi. Nghĩ đến viễn cảnh đi chơi không cần mang tiền, chỉ cần mang điện thoại.

Thanh Trí
Mình là Thanh Trí, hiện đang làm việc trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán tại Việt Nam. Rất mong là với những kiến thức mà mình chia sẻ có thể giúp được phần nào cho những nhà đầu tư mới.

    Có thể bạn sẽ thích

    Đăng ký
    Mô tả
    guest

    0 Bình luận
    Inline Feedbacks
    Xem tất cả bình luận