Dư nợ là gì
Dư nợ là gì
Vay tiêu dùng

Dư nợ là gì và một số thuật ngữ khác bạn nên biết khi đi vay

Nhiều người đi vay cứ thắc mắc dư nợ là gì? Đã dư mà còn nợ là sao? Mình khi mới bước chân vào ngành ngân hàng cũng từng thắc mắc như vậy. Thậm chí khi biết dư nợ là gì còn phán luôn cho nó một cái tên khác. Nhưng về sau thì dư nợ vẫn dễ dùng hơn. Ngoài ra mình còn chia sẻ nhiều thuật ngữ khác bên dưới nữa.

Dư nợ là gì?

Ví dụ bạn đi vay 1 tỷ, bạn đã trả hết 300 triệu. Còn nợ ngân hàng là 700 triệu đồng thì lúc này nhân viên ngân hàng sẽ nói rằng bạn đang có dư nợ tại ngân hàng là 700 triệu đồng. 

Dư nợ tức là số tiền mà bạn đang nợ ngân hàng đến thời điểm hiện tại. Bao gồm tất cả các khoản nợ tín chấp, thế chấp, thẻ tín dụng tại nhiều ngân hàng khác nhau.

Đừng nghĩ rằng ngân hàng này sẽ không tra được dư nợ của bạn tại các ngân hàng khác nhé. Ngân hàng tra được hết đấy, thông qua trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC) họ có thể biết được hết chi tiết từng khoản nợ của bạn.

Đáo hạn là gì?

Bạn hình dung như thế này. Bạn đang có dư nợ thẻ tín dụng tại ngân hàng X là 50 triệu. Đến ngày thanh toán, ngân hàng bắt bạn phải đóng tối thiểu là 2,5 triệu. Thanh toán tối đa là 50 triệu. Bạn không có 2,5 triệu để đóng cho ngân hàng nhưng không muốn bị trễ hạn.

Lúc này, bạn sẽ tìm dịch vụ đáo hạn thẻ tín dụng. Tức là dịch vụ này họ sẽ lấy tiền của họ. Nạp vào cho bạn 50 triệu, sau đó họ dùng máy POS của cửa hàng rút ra lại 50 triệu. Bạn sẽ trả phí dịch vụ đáo hạn cho họ.

Thông thường, phí sẽ nằm ở mức 2,2% số tiền đáo hạn, tức là 2,2% x 50 triệu = 1.100.000 đồng. Ngân hàng sẽ thu phí máy POS của cửa hàng này lại 800.000 đ. Tức là dịch vụ họ lời được 300k. Tuy nhiên, đây là một dịch vụ không được hợp pháp tại Việt Nam. 

Nói chung, đáo hạn hay đảo nợ hiểu nôm na là trả hết số tiền nợ, sau đó lại vay lại số tiền như trước đó. Các khoản vay thế chấp lớn cũng có trường hợp phải đảo nợ chứ không riêng gì thẻ tín dụng.

Cho vay theo dư nợ giảm dần là sao?

Dư nợ giảm dần được dùng nhiều khi mua nhà, do số tiền đóng giảm dần mỗi tháng

Đây là một kiểu vay rất phổ biến đối với vay mua bất động sản là đất hoặc nhà. Có cả xe hơi nữa. 

Tức là như thế này: Bạn đi vay 1 tỷ mua nhà trong 20 năm (tức 240 tháng). Vay theo phương thức dư nợ giảm dần. Lãi suất 12%/năm, tức 1%/tháng. 

Tháng đầu tiên số tiền phải trả là: 14.167.000 đồng

  • Gốc: 4.167.000 đồng (1 tỷ chia cho 240 tháng)
  • Lãi: 10.000.000 đồng (1% /tháng x 1 tỷ)

Số tiền bạn phải trả vào tháng thứ 101: 10.000.000 đồng

Lúc này dư nợ còn lại của bạn chỉ còn: 1 tỷ – (4.167.000 x 100) = 583.300.000 đồng, do bạn đã trả bớt gốc được 100 tháng rồi.

  • Gốc: 4.167.000 đồng
  • Lãi: 1% x 583.300.000 đồng = 5.833.000 đồng

Đấy, hiểu nôm nay của dư nợ giảm dần là vay trả góp, trả từ từ cho hết. Mấu chốt chổ này là lãi suất chỉ tính dựa trên số tiền bạn đang còn nợ chứ không phải số tiền vay ban đầu.

Vay theo dư nợ ban đầu là gì?

Lãi suất của dư nợ ban đầu được tính dựa vào số tiền vay ban đầu
Lãi suất của dư nợ ban đầu được tính dựa vào số tiền vay ban đầu

Nó cũng giống như dư nợ giảm dần ở trên. Tuy nhiên, lãi suất sẽ được tính bằng cách nhân với số tiền vay ban đầu. Tức là riêng phần lãi suất cho dù tháng thứ 1 hay tháng thứ 101 gì thì cũng như nhau. Với điều kiện là lãi suất không thay đổi trong thời gian này. Còn nếu thay đổi thì cứ lấy lãi suất đó nhân với số tiền vay ban đầu + gốc là ra số tiền đóng hàng tháng.

Ân hạn nợ gốc là gì?

Ân hạn nợ gốc là gì?

Một số khách hàng đặc biệt sẽ được ngân hàng đặc cách cho vay theo cơ chế riêng. Chẳng hạn là ân hạn nợ gốc. Bạn hình dung nó như thế này, vẫn liên tưởng đến khoản vay trên nha.

Bạn đươc ngân hàng cho vay theo số tiền, lãi suất, thời gian như trên. Tuy nhiên, bạn còn được ân hạn nợ gốc là 6 tháng. Tức là trong 6 tháng đầu tiên của chu kỳ vay, bạn chỉ việc trả lãi, không cần trả gốc trong thời gian này. Sau thời gian hết 6 tháng này vẫn trả như bao nhiêu người khác.

Lãi suất thả nổi theo thị trường là sao?

Câu này bạn nghe quen nè. Thường thì các nhân viên ngân hàng sẽ chào bạn lãi suất như sau: Với khoản vay này, anh/chị được ưu đãi lãi suất trong 12 tháng đầu tiên là 8%. Sang tháng thứ 13, lãi suất sẽ thả nổi theo thị trường. Lãi suất thả nổi này được tính là bằng lãi suất tiền gửi huy động 12 tháng của ngân hàng + biên độ 3%.

Lúc này, bạn hiểu nôm na là như thế này: Năm đầu tiên lãi suất là 8%, sang năm thứ hai lãi suất là 7% + 3% = 10% (Mình đang giả sử thời điểm đó lãi suất tiền gửi tiết kiệm 12 tháng là 7%).

Trong bài toán này, mấu chốt là lãi suất tiền gửi tiết kiệm 12 tháng thời điểm đó như thế nào. Tuy nhiên, các bạn yên tâm là lãi suất tiền gửi không thể vượt khung lãi suất trần của ngân hàng nhà nước.

Còn thuật ngữ nào mà các bạn chưa biết nhưng mình không đề cập trong bài viết? Comment cho mình biết nhé.


Duy Ngoc
Không ngừng học hỏi, mong muốn được giao lưu cùng mọi người.

Có thể bạn sẽ thích

Đăng ký
Mô tả
guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận